1. Hỏi bệnh sử và khám lâm sàng được khuyến cáo là cơ sở cho chẩn đoán Viêm tiểu phế quản cấp (VTPQ). Chẩn đoán và đánh giá mức độ nặng của VTPQ dựa trên biểu hiện lâm sàng mà không phụ thuộc vào bất kì xét nghiệm nào khác (Khuyến cáo B).
2. Cần phải đánh giá các yếu tố nguy cơ của VTPQ nặng khi thăm khám và chẩn đoán VTPQ (khuyến cáo B).
3. Các khuyến cáo trong chẩn đoán, đánh giá VTPQ theo Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mỹ:
- Cần chẩn đoán VTPQ dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu lâm sàng mà không dựa trên Xquang và các xét nghiệm virut học (khuyến cáo B)
- Cần đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh nặng bao gồm: tuổi <12 tuần, đẻ non, bệnh tim phổi sẵn có, suy giảm miễn dịch (khuyến cáo B)
- Cần đánh giá tình trạng mất nước và khả năng cung cấp nước bằng đường miệng (Khuyến cáo mạnh X).
- Cần đo SpO2 cho mỗi bệnh nhi nhập viện vì VTPQ (khuyến cáo C).
- Khi trẻ cải thiện trên lâm sàng, không cần theo dõi SpO2 liên tục một cách thường quy (Khuyến cáo D)
- Trẻ có tiền sử đẻ non, bệnh phổi hay bệnh tim có rối loạn huyết động rõ cần phải được theo dõi sát khi cai oxy (khuyến cáo B).
- Cần chẩn đoán VTPQ dựa trên bệnh sử và các dấu hiệu lâm sàng mà không dựa trên Xquang và các xét nghiệm virut học (khuyến cáo B)
- Cần đánh giá các yếu tố nguy cơ bệnh nặng bao gồm: tuổi <12 tuần, đẻ non, bệnh tim phổi sẵn có, suy giảm miễn dịch (khuyến cáo B)
- Cần đánh giá tình trạng mất nước và khả năng cung cấp nước bằng đường miệng (Khuyến cáo mạnh X).
- Cần đo SpO2 cho mỗi bệnh nhi nhập viện vì VTPQ (khuyến cáo C).
- Khi trẻ cải thiện trên lâm sàng, không cần theo dõi SpO2 liên tục một cách thường quy (Khuyến cáo D)
- Trẻ có tiền sử đẻ non, bệnh phổi hay bệnh tim có rối loạn huyết động rõ cần phải được theo dõi sát khi cai oxy (khuyến cáo B).
4. Các xét nghiệm cận lâm sàng không cần thiết cho chẩn đoán, không ảnh hưởng đến xử trí trong hầu hết các trường hợp, không giúp thay đổi tiên lượng của trẻ và không được khuyến cáo thực hiện thường qui thực hiện ở bệnh nhân ngoại trú (khuyến cáo B). Các xét nghiệm này được chỉ định trong trường hợp chẩn đoán VTPQ không rõ ràng, VTPQ nặng cần nhập viện (khuyến cáo C).
5. Không thực hiện XQngực thường qui trong trường hợp VTPQ nhẹ, điều trị ngoại trú (Khuyến cáo B). Chỉ định Xquang ngực trong trường hợp VTPQ nặng, nhập viện, nghi ngờ có biến chứng, chẩn đoán không rõ ràng (Khuyến cáo C).
Khuyến cáo về xét nghiệm của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mỹ:
- Không cần chụp XQ ngực thường qui ở bệnh nhi có bệnh cảnh VTPQ điển hình ( C)
- Trừ khi có sẵn điều kiện cách ly, cần thực hiện nhanh xét nghiệm chẩn đoán RSV ở trẻ nhập viện vì VTPQ để cách ly theo nhóm (D)
- Xét nghiệm vi sinh học thường qui (máu hay nước tiểu ) không cần chỉ định thường qui ở trẻ có bệnh cảnh VTPQ điển hình. Cần xét nghiệm nước tiểu ở trẻ nhỏ hơn 60 ngày tuổi có biểu hiện sốt.(C)
-Không cần chỉ định công thức máu khi đánh giá điều trị trẻ VTPQ điển hình.(D)
- Không cần xét nghiệm urea và điện giải đồ khi đánh giá và xử trí thường qui cho trẻ VTPQ điển hình nhưng cần thực hiện trong trường hợp bệnh nặng.(D)
Khuyến cáo về xét nghiệm của Viện Hàn Lâm Nhi khoa Mỹ:
- Không cần chụp XQ ngực thường qui ở bệnh nhi có bệnh cảnh VTPQ điển hình ( C)
- Trừ khi có sẵn điều kiện cách ly, cần thực hiện nhanh xét nghiệm chẩn đoán RSV ở trẻ nhập viện vì VTPQ để cách ly theo nhóm (D)
- Xét nghiệm vi sinh học thường qui (máu hay nước tiểu ) không cần chỉ định thường qui ở trẻ có bệnh cảnh VTPQ điển hình. Cần xét nghiệm nước tiểu ở trẻ nhỏ hơn 60 ngày tuổi có biểu hiện sốt.(C)
-Không cần chỉ định công thức máu khi đánh giá điều trị trẻ VTPQ điển hình.(D)
- Không cần xét nghiệm urea và điện giải đồ khi đánh giá và xử trí thường qui cho trẻ VTPQ điển hình nhưng cần thực hiện trong trường hợp bệnh nặng.(D)
6. Nguyên tắc điều trị cơ bản là điều trị nâng đỡ nhằm bảo đảm ổn định tình trạng bệnh nhân, oxy hóa máu đầy đủ, cung cấp đủ nước (khuyến cáo A).
7. Cần đo SpO2 cho mỗi bệnh nhân nhập viện vì VTPQ (khuyến cáo A). Cung cấp oxy khi SpO2 <91% (khuyến cáo A) và xem xét giảm, ngừng oxy khi SpO2 >94% một cách ổn định (khuyến cáo C).
8. Cần cung cấp nước theo nhu cầu và bù cả lượng nước thiếu trong 24-48 giờ đầu. Sau đó theo dõi cân nặng của trẻ, lượng nước tiểu và Natri máu để điều chỉnh lượng nước cung cấp (khuyến cáo C).
9. Không sử dụng thường qui thuốc giãn phế quản trong điều trị VTPQ (khuyến cáo B). Khi bệnh nhi có biểu hiện khò khè, khó thở, có thể tiến hành điều trị thử với khí dung Salbutamol (0,15mg/kg/lần x 2 lần cách nhau 20 phút) và đánh giá đáp ứng sau 1 giờ. Chỉ sử dụng tiếp thuốc giãn phế quản nếu bệnh nhân có đáp ứng sau 1 giờ điều trị (khuyến cáo B).
10. Không sử dụng thường qui khí dung Adrenalin. Trong trường hợp trẻ khò khè, khó thở, có thể xem xét sử dụng một liều khí dung Adrenalin. Cần đánh giá lại sau 15-30 phút. Nếu không có đáp ứng, không sử dụng tiếp. (khuyến cáo B)
11. Không sử dụng thường qui khí dung Ipratropium (khuyến cáo B).
12. Không sử dụng thường qui Glucocorticoide (uống, tiêm hay khí dung) (khuyến cáo B).
13. Không chỉ định thường qui khí dung ưu trương (khuyến cáo C)
14. Sử dụng kháng sinh trong VTPQ
15. Không sử dụng thường qui thuốc và các trị liệu sau: Montelukast, khí dung nước muối sinh lí, phun khí dung làm ẩm, kháng Histamin, thuốc chống xung huyết mũi và thuốc co mạch mũi, thuốc kháng virut đặc hiệu (Ribavirin), Immunoglobulin (khuyến cáo B)
16. Không chỉ định thường qui vật lý trị liệu hô hấp trong VTPQ. Chỉ định VLTL hô hấp trong trường hợp có biến chứng xẹp phổi (khuyến cáo B).
17. Các biện pháp phòng ngừa VTPQ được khuyến cáo: giảm tiếp xúc giữa trẻ có nhiễm bệnh và người đang bị nhiễm khuẩn hô hấp,giảm thiểu tình trạng hít khói thuốc lá thụ động và hạn chế nhiễm khuẩn bệnh viện do RSV (khuyến cáo B). Cần rửa tay trước và sau tiếp xúc với bệnh nhân hay chất tiết của bệnh nhân, sau khi tiếp xúc với đồ vật gần gũi với bệnh nhân, sau khi tháo găng tay (khuyến cáo A). Các dung dịch sát khuẩn tay: Dung dịch sát khuẩn tay nhanh có còn ( được lựa chọn hàng đầu), xà phòng sát khuẩn (khuyến cáo B).
-Nguồn : Nhi khoa lâm sàng