> Tài liệu y khoa miễn phí : Y học trong nước
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y học trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Y học trong nước. Hiển thị tất cả bài đăng
CÁCH SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID TRONG ĐIỀU TRỊ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Glucocorticoid (GC) là hormon của vỏ tuyến thượng thận, được sử dụng nhiều trên lâm sàng bằng nhiều đường khác
nhau: đƣờng tiêm, đƣờng uống, tại chỗ: khí dụng, xịt, hít, bôi ngoài da.
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
a. Liều sử dụng
- Liều thấp: Liều GC tƣơng đƣơng 7,5 mg prednisone hàng ngày đƣợc gọi là liều thấp. Liệu pháp này thƣờng đƣợc dùng trong các bệnh mạn tính nhƣ viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định ...
- Liều trung bình: Liều GC tƣơng đƣơng > 7,5 mg - < 30 mg
prednisone hàng ngày đƣợc gọi là liều trung bình, thƣờng có hiệu quả khi dùng điều trị khởi đầu trong các bệnh viêm khớp mạn tính, HPQ phụ thuộc corticoid …
- Liều cao: Liều hàng ngày của GC tƣơng đƣơng 30 - 100 mg
prednisone đƣợc gọi là liều cao. Liều này đƣợc sử dụng thành công trong điều trị các bệnh bán cấp, các đợt cấp không đe dọa tính mạng hoặc các biến chứng nội tạng của VKDT, đợt cấp LBĐHT...
- Liều rất cao: Liều hàng ngày tƣơng đƣơng >100 mg prednisone đƣợc coi là liều rất cao. Đƣợc sử dụng thành công trong điều trị khởi đầu các đợt cấp nặng hoặc đe doạ tính mạng.
- Liều pulse: Liều pulse là một liệu pháp điều trị tấn công với liều rất cao của GC, thƣờng liều tƣơng đƣơng ≥ 250 mg prednisone truyền tĩnh mạch nhanh một lần mỗi ngày trong thời gian ngắn từ 1- 5 ngày, sau đó có thể giảm ngay về liều thông thƣờng, các tác dụng có lợi thƣờng kéo dài trong vòng 6 tuần. Hai loại GC thƣờng đƣợc sử dụng trong liệu pháp pulse là methylprednisolon 500-1000 mg/ ngày hoặc dexamethasone 200mg/ ngày.
Thƣờng đƣợc sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các đợt cấp nặng hoặc các biểu hiện nguy hiểm đe dọa tính mạng
b. Cách sử dụng
- Nên dùng glucocorticoid vào buổi sáng. Khi dùng liều cao (>50mg/ ngày) có thể chia 2/3 liều buổi sáng, 1/3 liều buổi chiều. Điều trị ngắn hạn < 15 ngày không cần giảm dần liều, điều trị dài hạn > 15 ngày cần giảm dần liều để tránh nguy cơ suy tuyến thƣợng thận.
- Đƣờng tiêm (methylprednisolon, dexamethason): Thƣờng đƣợc sử dụng trong điều trị tấn công: nhằm mục đích kiểm soát nhanh đợt cấp, tạo đáp ứng thuốc nhanh, đƣa lƣợng thuốc lớn trong thời gian ngắn, giảm tích lũy thuốc.
- Đƣờng uống: (hydrocortisone, prednison, prednisolon, betamethason, dexamethason). Thƣờng đƣợc dùng trong điều trị dài hạn.
- Đường tại chỗ:
Khí dung: (hydrocortison, budesonide) đƣợc dùng trong cơn HPQ cấp, viêm phế quản co thắt, khó thở thanh quản …..
Xịt và hít: (budesonide, fluticasone): Dùng trong dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, HPQ...
c. Giảm liều glucocoticoid
- Sau điều trị tấn công 2-6 tuần, nếu đã kiểm soát bệnh trong nhiều tuần, cần giảm liều theo bậc thang, mỗi bậc là 1-2 tuần theo tỷ lệ % (~ 10% liều trƣớc đó) tới liều nhỏ nhất có thể kiểm soát bệnh (5-20 mg/ngày)
3. TÁC DỤNG PHỤ và KHẮC PHỤC
- Loãng xƣơng, hoại tử xƣơng, bệnh cơ. Dự phòng bằng bổ xung
calcium và vitamin D. Khi có loãng xƣơng (T-score cột sống thắt lƣng hoặc xƣơng đùi < 1,5) cần điều trị toàn thân bằng: risesdronate, etidronate, alendronate, bisphosphonate
- Có thể gây tích giữ nƣớc, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Khắc phụ bằng chế độ ăn: hạn chế muối, giảm kalo, giàu protitide, không đƣờng hấp thu nhanh.
- Mỏng da, teo da, ban xuất huyết và dễ bị bầm tím, hội chứng giả Cushing. Để khắc phụ nên hạn chế dùng kéo dài và giảm liều ngay khi có thể .
- Viêm dạ dày, loét, chảy máu dạ dày. Nên dùng corticoid sau ăn no để tránh các tác dụng không mong muốn trên đƣờng tiêu hóa.
- Làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn nặng. Khắc phục bằng cách giảm liều ngay khi có thể, kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Có nguy cơ bị tăng đƣờng huyết trong quá trình sử dụng GC. Nên cân nhắc dùng corticoid ở ngƣời bệnh tiểu đƣờng không kiểm soát đƣợc đƣờng huyết.
- Có thể suy giảm chức năng trục dƣới đồi tuyến yên – tuyến thƣợng thận. Để khắc phục nên dùng corticoid vào buổi sáng 8h, điều trị ngắn ngày ở các ngƣời bệnh cấp tính, liều bolous đối với đợt cấp các bệnh hệ thống, hoặc dùng cách ngày.
- Kích thích, mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp. Khắc phục bằng giảm liều ngay khi có thể.
Ảnh của Chia Sẻ Ca Lâm Sàng.
Gửi tặng các bạn tài liệu.
Nguồn: Chia sẻ trực tuyến
Sử dụng Thuốc NSAIDs Trên Lâm Sàng (Bài HAY)
Hôm trước có bạn yêu cầu nên mình share công khai lên đây luôn.
Link tải: https://goo.gl/HkNFPK
CẬP NHẬT 2016 VỀ ĐỊNH NGHĨA NHIỄM TRÙNG HUYẾT & SỐC NHIỄM TRÙNG HUYẾT
Theo Hội nghị Đồng thuận Quốc tế lần 3 (Sepsis-3) - Bản Tiếng Việt
Nguồn: TS. BS. Lê Minh Khôi.
BM Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Link tài liệu: https://goo.gl/Lb3YLF
Do tính chất nghiêm trọng của bệnh Thalassemia (còn gọi là tan máu bẩm sinh – TMBS) mà GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam đã ví bệnh như “quả bom nguyên tử đã nổ ở Việt Nam”. Đặc biệt, để duy trì sự sống, bệnh nhân cần phải “nằm lòng” những nguyên tắc vàng trong việc tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ cũng như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Tuân thủ phác đồ điều trị


Nghiên cứu mới nhất của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương công bố, tỉ lệ điều trị đúng hẹn năm 2014 của bệnh nhân TMBS chỉ là 42%, việc tuân thủ điều trị này chỉ mang tính tương đối. Có nghĩa là có tới 58% bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Điều này làm gia tăng số bệnh nhân Thalassemia bị loãng xương, xơ gan, suy tim… Đây chính là những rào cản lớn hòa nhập với cuộc sống thường ngày, thậm chí là hủy hoại cả mạng sống người bệnh.

  ThS.BS.Phạm Quý Trọng, nguyên giảng viên Bộ môn Huyết học – Đại học Y Dược TP.HCMcho biết: Truyền máu và thải sắt thường xuyên gần như là “chuyện thường ngày ở huyện” của bệnh nhân TMBS. Do biểu hiện của bệnh TMBS là thiếu máu, việc điều trị chủ yếu là truyền máu nhưng thực tế, nhiều gia đình và bản thân người bệnh chủ quan, cứ truyền máu xong là về. Trong khi đó, bên cạnh truyền máu, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tình trạng thải sắt ứ đọng trong cơ thể. Nguyên nhân là do sau khi truyền 10-20 đơn vị máu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thừa sắt. Khi lượng sắt quá tải (vượt 1000ng/ml), bệnh nhân sẽ có nguy cơ biến chứng nội tiết, tổn thương gan, biến chứng xương, tim mạch, biến dạng ngoại hình khiến người bệnh thiếu tự tin, ngại giao tiếp; người bệnh bị thiếu cân, thiếu máu nặng; tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh thấp.

“Vì vậy, cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ để duy trì sự sống”, ThS.BS.Phạm Quý Trọng nhấn mạnh. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh có hiệu quả, người bệnh cần phải chọn những nơi điều trị bệnh có điều kiện phù hợp từ: đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực, đến trang thiết bị y tế đầy đủ. Hiện, tại Việt Nam, một số cơ sở y tế chuyên khoa điều trị tốt bệnh TMBS có thể kể đến: Bệnh viện Bạch Mai, Viện huyết học truyền máu Trung ương (tại Hà Nội), Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy (tại TP.HCM).

tan-mau-bam-sinh

Trẻ em Thalassemia gắn với việc truyền máu – thải sắt suốt đời
(Nguồn ảnh: Trương Ngọc Sơn)

Cần có chế độ dinh dưỡng hiệu quả

Phân tích từ ThS.BS.Phạm Quý Trọng cho thấy, TMBS là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắt tố của hồng cầu. Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố, huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β với tỷ lệ 1/1. Khi thiếu hụt một trong hai chuỗi trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố A, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh. TMBS gây ra 2 hậu quả chính là thiếu máu mãn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.

Người bị TMBS có sức đề kháng kém hơn do phải đối phó với tình trạng oxy hóa sắt và tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu. Vì thế, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng để bổ sung cho việc tạo hồng cầu mới và tăng cường sức đề kháng.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trong quá trình điều trị, người mắc bệnh luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đặc biệt là cần tránh xa những thức ăn có chứa nhiều sắt, cụ thể:

- Nhóm đạm: nên ăn những loại thịt ít sắt: gia cầm. Không chọn ăn các loại thịt nhiều sắt: thịt bò, gan, tim, tiết canh… Tăng cường uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Không ăn nhiều lòng đỏ trứng gà.

- Nhóm đường bột: hạn chế các loại ngũ cốc sấy khô.

- Nhóm rau quả và trái cây: Không nên ăn các loại củ và trái cây phơi khô/sấy khô vì hàm lượng sắt cao.

- Một bữa ăn hiệu quả dành cho người mắc bệnh tan máu bẩm sinh sẽ cần có sự cân giữa các yếu tố “bữa ăn cân đối, đủ chất, ít chất sắt, nhiều canxi”, ThS.BS.Phạm Quý Trọng cho hay.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lưu ý nhiều người thường có thói quen thấy thiếu máu là uống viên sắt. Tuy nhiên, đối với những đối tượng mắc bệnh TMBS cần hết sức cẩn thận, không uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ đồng thời tránh tạo sự tăng hấp thu máu ở đường ruột bằng các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: lòng heo, gan, rau muống hoặc các loại có màu xanh đậm, các loại thực phẩm để khô, trái cây phơi khô hoặc thức ăn hữu cơ sấy khô lại. Riêng đối với trẻ em, cần khuyến khích ăn thêm những thực phẩm giàu đạm như: tôm, cá… để bù lại các thức ăn, yếu tố vi lượng hằng ngày của các cháu và tránh ăn sò huyết.

Nếu ghi nhớ những nguyên tắc vàng kể trên, những người mắc bệnh TMBS vẫn có thể duy trì được cuộc sống bình thường. Và mơ ước này cũng chính là mục đích của cả cộng đồng trong cuộc chiến lâu dài phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. 


“Cần chú ý các bệnh nhi TMBS thường thiếu chất Sắt nên chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, nên các cháu cần được đưa đến khám bệnh tại bác sĩ khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Làm được điều đó, các cháu sau này sẽ không bị các chứng bệnh như là: loãng xương hoặc rối loạn về nội tiết hoặc chậm phát triển về tinh thần.
” - ThS.BS.Phạm Quý Trọng.





Nguồn do Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam
Theo nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản TƯ và Đại học Y Hà Nội công bố năm 2015 cho thấy tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng dưới 30 tuổi.

 Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội công bố năm 2015 cho thấy, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

Những con số biết nói
Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và  Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

Cũng theo một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và tỷ lệ vô sinh cao nhất.

vo_sinh_2
Bác sỹ Lê Văn Hốt đang tư vấn cho một cặp vợ chồng hiếm muộn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới thường do các bệnh lý như: viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về vòi trứng, bệnh lý ở tử cung, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng của việc dùng thuốc tránh thai, các loại thuốc giảm cân, thuốc kháng sinh v.v…

Về phía nam giới, người chồng có thể bị bất thường về chất và số lượng tinh trùng, thiếu hụt nội tiết, xuất tinh sớm hoặc ngược dòng, nghiện thuốc lá…

Trong khi đó, phụ nữ sẽ gặp phải những yếu tố bất lợi như: bị tổn thương vòi trứng, nhiễm trùng vùng chậu, quá độ tuổi sinh đẻ, nhất là sau tuổi 35, rối loạn rụng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u buồng trứng.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những nguyên nhân thứ phát như nạo phá thai, đồ ăn có vấn đề, trong đó những người có quan hệ tình dục sớm, không biết giữ vệ sinh đều có nguy cơ vô sinh cao.

Bên cạnh đó, một số bệnh xã hội phổ biến như: Giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sản khoa của các giới.

Giải pháp
Bác sỹ Lê Văn Hốt, chuyên khoa nam học, Hà Nội cho rằng, tất cả các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không có thai trong vòng 12 tháng thì nên đến các cơ sở chuyên khoa về vô sinh, hiếm muộn để được khám và tư vấn.

Theo bác sỹ Hốt, thực trạng bệnh nhân 1 năm qua cho thấy những lo lắng thực sự của các cặp vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ, về khả năng vô sinh. Trong khi đó, các bệnh viện lớn chuyên về sinh sản tại Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng quá tải.

Chị Đỗ Thị Hoài T – Đông Anh, Hà Nội, bệnh nhân mắc chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung, chia sẻ: “Gần 2 năm thuốc thang, chữa trị nhiều nơi mà bệnh tình vẫn tái phát. Giờ tôi cảm giác không khó chịu như trước nữa”.

Chị T cho biết thêm, theo hướng dẫn của bác sỹ, cứ 3 tháng thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 1 lần, tình trạng bệnh tiến triển rất tốt. Hai vợ chồng chị đã lên kế hoạch sinh em bé thứ hai vào cuối năm nay.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ: Ngành Y tế và người dân Việt Nam rất vui mừng vì chúng ta đã thực hiện thành công trường hợp mang thai hộ đầu tiên. Điều này cũng cho thấy rằng, Nghị định của Chính phủ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã đi vào cuộc sống.
Cuối giờ chiều ngày 22/1, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã đến thăm hỏi và chúc mừng Bệnh viện Phụ sản Trung ương và gia đình cháu bé đầu tiên ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ tại Việt Nam.
Tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao nỗ lực của các thầy thuốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia đã thực hiện thành công trường hợp mang thai hộ đầu tiên của cả nước. Đồng thời ghi nhận kỹ thuật mang thai hộ tại nước ta đã ngang tầm thế giới. Thay vì đi Mỹ, Thái Lan, Ấn Độ  nhờ mang thai hộ rất tốn kém và phiền toái, các cặp vợ chồng hiếm muộn ở nước ta hoàn toàn có thể thực hiện ước mơ có con tại 3 bệnh viện lớn là Phụ sản Trung ương, Bệnh viện Trung ương Huế và Bệnh viện Từ Dũ- TP Hồ Chí Minh
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến chúc mừng gia đình cháu bé đầu tiên chào đời bằng phương pháp mang thai hộ.
Phát biểu tại đây, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng chia sẻ: Ngành Y tế và người dân Việt Nam rất vui mừng vì chúng ta đã thực hiện thành công trường hợp mang thai hộ đầu tiên. Điều này cũng cho thấy rằng, Nghị định của Chính phủ cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo đã đi vào cuộc sống. "Khi xây dựng Luật Hôn nhân và Gia đình (Sửa đổi), đến mục mang thai hộ vì mục đích nhân đạo hay không, đã có nhiều ý kiến khác nhau về vấn đề này. Tuy nhiên, Bộ Y tế vẫn luôn giữ quan điểm cho phép mang thai hộ vì mục đích nhân đạo bởi đã có rất nhiều cặp vợ chồng đau khổ vì không thể có con, trong khi thành tựu y học, hỗ trợ sinh sản nước nhà có thể giúp họ thực hiện nguyện vọng đó" – Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến chia sẻ. Chính vì thế, trường hợp đầu tiên thành công nhờ mang thai hộ này đã đi vào lịch sử hỗ trợ sinh sản nước nhà.

Bộ trưởng Bộ Y tế tặng hoa chúc mừng các thầy thuốc BV Phụ sản TW, Trung tâm hỗ trợ sinh sản Quốc gia đã thực hiện thành công ca mang thai hộ đầu tiên.
Thăm hỏi và tặng quà gia đình bé gái đầu tiên ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng bày tỏ vui mừng trước những đóng góp của ngành cho nguyện vọng chính đáng của những cặp vợ chồng hiếm muộn.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến tặng quà gia đình em bé chào đời bằng phương pháp mang thai hộ.

Trước đó, vào hơn 7 giờ sáng, tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản quốc gia đã trực tiếp thực hiện ca mổ đẻ, đón bé gái đầu tiên ra đời nhờ phương pháp mang thai hộ. Cháu bé được đặt tên là Đinh Quỳnh Anh, nặng 3,6kg, được Bệnh viện Phụ sản Trung ương miễn phí hoàn toàn viện phí. Ngày mai, sản phụ và cháu bé được xuất viện. Vợ chồng người nhờ mang thai hộ quê Ninh Bình, cưới nhau gần 20 năm, nay mới có con. Người mang thai hộ 46 tuổi là chị họ của bố cháu bé.
Chi phí một lần thực hiện mang thai hộ khoảng 2.000-3.000 USD, tương đương 60-70 triệu đồng trong trường hợp ca khó; ca bình thường thì chi phí 40-45 triệu đồng. Chi phí này chủ yếu do lượng thuốc hỗ trợ phải sử dụng nhiều hay ít.
Theo Sức Khỏe Đời Sống

Bài giảng  siêu âm tổng  quát cho bạn nào  cần: http://adf.ly/1Ux3OJ