I. NHẮC LẠI SINH LỶ
Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp:
- Nguổn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp.
- Nguồn gốc nội sinh từ gan (tổng hợp từ arginin và methionin).
Một phần lớn creatin được duy trì ổn định trong các cơ vân (140mg creatin/100g cơ tươi).
Creatinin trong cơ thể có nguồn gốc hỗn hợp:
- Nguổn gốc ngoại sinh do thức ăn cung cấp.
- Nguồn gốc nội sinh từ gan (tổng hợp từ arginin và methionin).
Một phần lớn creatin được duy trì ổn định trong các cơ vân (140mg creatin/100g cơ tươi).
Trong các cơ, enzym Creatin-Phospho-Kinase (CPK) xúc tác phản ứng:
Creatin-phosphat + ADP ↔ Creatin + ATP kèm với giải phóng năng lượng.
- Creatin bị thoái biến trong các cơ thành creatinim, chất này được đưa trở lại tuần hoàn, rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu.
- Vì vậy, giá trị của creatin phản ánh toàn bộ khối cơ của một cá thể, trái lại giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận của BN.
Creatin-phosphat + ADP ↔ Creatin + ATP kèm với giải phóng năng lượng.
- Creatin bị thoái biến trong các cơ thành creatinim, chất này được đưa trở lại tuần hoàn, rồi được thải trừ qua thận. Ở thận, Creatinin được lọc qua các cầu thận và không được ống thận tái hấp thu.
- Vì vậy, giá trị của creatin phản ánh toàn bộ khối cơ của một cá thể, trái lại giá trị của creatinin chủ yếu phản ánh chức năng thận của BN.
Trong một số bệnh lý cơ, lượng creatin trong các sợi cơ bị giảm với tăng song song creatin máu và creatin niệu và giảm phối hợp creatinin máu và creatinin niệu.
Trong các bệnh lý thận, có một mối liên quan theo hàm lũy thừa giữa số các nephron không còn chức năng và giá trị của creatinin huyết thanh (Hình ảnh).
Giảm 50% số nephron có hoạt động chức năng chỉ gây tăng nhẹ creatinin máu (1-2 mg/dL). Song khi có giảm thêm một số nephron có hoạt động chức năng, sẽ gây tăng nhanh nồng độ creatinin.
Giảm 50% số nephron có hoạt động chức năng chỉ gây tăng nhẹ creatinin máu (1-2 mg/dL). Song khi có giảm thêm một số nephron có hoạt động chức năng, sẽ gây tăng nhanh nồng độ creatinin.
Như vậy, Hình ảnh cho thấy định lượng Creatinin huyết thanh thiếu tính nhậy và không cho phép xác định các biến đổi chức năng thận kín đáo. Để khắc phục khiếm khuyết này, nên tính hệ số thanh thải (clearance) của creatinin.
II. HỆ SỐ THANH THẢI CREATININ
(Cần phân biệt với MỨC LỌC CẦU THẬN)
Có thể tính hệ số thanh thải (clearance) của creatinin:
1. Hoặc từ nồng độ creatinin trong nước tiểu (U creat), thể tích nước tiểu 24h (V) và nồng độ creatinin trong máu (P creat) theo công thức:
Hệ số thanh thải (Clearance) của creatinin = Ucreat x V/P creat
Bất tiện chính của phương pháp tính này là phải lấy nước tiểu 24h, việc thu góp nước tiểu này có thể bị sai nếu thiếu sự hợp tác của BN.
2. Hoặc tính toán từ nồng độ creatinin máu, tuổi và trọng lượng cơ thể của BN theo công thức:
(Cần phân biệt với MỨC LỌC CẦU THẬN)
Có thể tính hệ số thanh thải (clearance) của creatinin:
1. Hoặc từ nồng độ creatinin trong nước tiểu (U creat), thể tích nước tiểu 24h (V) và nồng độ creatinin trong máu (P creat) theo công thức:
Hệ số thanh thải (Clearance) của creatinin = Ucreat x V/P creat
Bất tiện chính của phương pháp tính này là phải lấy nước tiểu 24h, việc thu góp nước tiểu này có thể bị sai nếu thiếu sự hợp tác của BN.
2. Hoặc tính toán từ nồng độ creatinin máu, tuổi và trọng lượng cơ thể của BN theo công thức:
Clearance của creatinin = (140 - tuổi) * cân nặng (kg)/ 7,2 * Creatinin máu (mg/L)
(Khi tính tới diện tích bề mặt cơ thể, cần phải nhân kết quả với 0,85 đối với BN nữ).
III. MỤC ĐÍCH VÀ CHỈ ĐỊNH XÉT NGHIỆM
Để chẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.
Để chẩn đoán và đánh giá mức độ suy thận.
IV. GÍA TRỊ BÌNH THƯỜNG
1. Creatinin máu
- Nam: 0,7 -1,3 mg/dL hay 62 -115 µmol/L
- Nữ: 0,5 -1,0 mg/dL hay 44 - 88 µmol/L
- Trẻ em: 03 -1,0 mg/d L hay 26 - 88 µmol/L
- Nam: 0,7 -1,3 mg/dL hay 62 -115 µmol/L
- Nữ: 0,5 -1,0 mg/dL hay 44 - 88 µmol/L
- Trẻ em: 03 -1,0 mg/d L hay 26 - 88 µmol/L
2. Hệ số thanh thải (clearance) của creatinin
- Nam: 80 -120 mL/min.
- Nữ. 70 -110 mL/min.
- BN >70 tuổi: 50 - 90 mL/min.
- Nam: 80 -120 mL/min.
- Nữ. 70 -110 mL/min.
- BN >70 tuổi: 50 - 90 mL/min.
V. TĂNG NỐNG ĐỘ CREATININ MÁU
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Suy thận nguồn gốc trước thận
- Suy tim mất bù.
- Mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn.
- Dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp.
- Xuất huyết
- Hẹp động mạch thận.
- Suy tim mất bù.
- Mất nước, giảm khối lượng tuần hoàn.
- Dùng thuốc lợi tiểu hay thuốc hạ áp.
- Xuất huyết
- Hẹp động mạch thận.
2. Suy thận nguồn gốc thận
- Tổn thương cầu thận:
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
+ Bệnh nhiễm amyloid (thoái hóa dạng tinh bột).
+ Viêm cầu thận.
+ Bệnh luput ban đỏ hệ thống.
+ Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
+ Lắng đọng IgA tại cầu thận (bệnh Berger).
- Tổn thương ống thận:
+ Viêm thận - bể thận cấp hay mạn tính.
+ Sỏi thận.
+ Đa u tủy xương.
+ Tăng canxi máu.
+ Tăng axit uric máu.
+ Viêm nhú thận hoại tử do đáỉ tháo đường.
+ Do chất độc (aminoglycosid, glafenin, phenacetin, rifampicin, amphotericin B, cisplatin, chì, thủy ngân, photpho, CCl4).
- Tổn thương cầu thận:
+ Tăng huyết áp.
+ Đái tháo đường.
+ Bệnh nhiễm amyloid (thoái hóa dạng tinh bột).
+ Viêm cầu thận.
+ Bệnh luput ban đỏ hệ thống.
+ Điều trị bằng thuốc ức chế men chuyển angiotensin.
+ Lắng đọng IgA tại cầu thận (bệnh Berger).
- Tổn thương ống thận:
+ Viêm thận - bể thận cấp hay mạn tính.
+ Sỏi thận.
+ Đa u tủy xương.
+ Tăng canxi máu.
+ Tăng axit uric máu.
+ Viêm nhú thận hoại tử do đáỉ tháo đường.
+ Do chất độc (aminoglycosid, glafenin, phenacetin, rifampicin, amphotericin B, cisplatin, chì, thủy ngân, photpho, CCl4).
3. Suy thận nguồn gốc sau thận
- Sỏi thận.
- u biểu mô tuyến (adenoma) hay ung thư tuyến tiền liệt.
- Các khối u bàng quang.
- Khối u tử cung (fibroma, ung thư biểu mô tuyến
- Xơ hoá sau phúc mạc.
- Sỏi thận.
- u biểu mô tuyến (adenoma) hay ung thư tuyến tiền liệt.
- Các khối u bàng quang.
- Khối u tử cung (fibroma, ung thư biểu mô tuyến
- Xơ hoá sau phúc mạc.
VI. GIẢM NỒNG ĐỘ CREATININ HUYẾT THANH
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
1. Hòa loãng máu.
2. Hội chứng, tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp.
3. Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
4. Một số bệnh cơ gây teo mô cơ.
5. Có thai.
1. Hòa loãng máu.
2. Hội chứng, tiết hormon chống bài niệu (ADH) không thích hợp.
3. Tình trạng suy dinh dưỡng nặng.
4. Một số bệnh cơ gây teo mô cơ.
5. Có thai.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét