> Tài liệu y khoa miễn phí
Các bài đăng mới
Từ điển triệu chứng, hội chứng  Y khoa là là một cuốn sách khá hay giúp cho mọi người dễ dàng tra cứu và hiểu rõ về các triệu chứng, hội chứng được trình bày một cách ngắn gọn, dễ hiểu.
Đây sẽ là một cuốn sách hữu ích cho bất kỳ sinh viên Y khoa nào!
Tải ebook tại đây: http://uskip.me/dWsAAA
Cuốn sách Cơ Chế Triệu Chứng Học Do Nhóm Dịch của Page Chia sẻ ca lâm sàng tiến hành dịch từ cuốn “Mechanisms of clinical signs
Cuốn sách gồm 7 CHƯƠNG:
Chương 1: Triệu Chứng Cơ Xương Khớp
Chương 2: Triệu Chứng Hô Hấp
Chương 3: Triệu Chứng Tim Mạch
Chương 4: Triệu Chứng Huyết Học
Chương 5: Triệu Chứng Thần Kinh
Chương 6: Triệu Chứng Tiêu Hóa
Chương 7: Triệu Chứng Nội Tiết
Đây thật sự là một cuốn sách hay, rất thiết thực cho các bác sĩ, sinh viên học tập và làm việc trên lâm sàng. Hi vọng này sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người!


1. Tài liệu Chẩn Đoán Hình Ảnh do thầy Bùi Văn Lệnh biên soạn và sưu tầm gửi tặng các bạn học viên.

Tài liệu gồm những ca lâm sàng hay gặp do thầy sưu tầm
Gồm 2 phần:
Phần 1: Tại đây 
Phần 2: Tại đây

2. Bài Giảng CT - Scan 

CT Scan càng ngày càng được ứng dụng rộng rãi, và sử dụng phổ biến trên Lâm Sàng.
Nhưng việc học và dạy CT chưa được bài bản. Đa phần đều là tự học, truyền đạt kinh nghiệm cho nhau.
Dưới đây xin chia sẻ bộ BG CT Scan theo từng hệ cơ quan, hi vọng hữu ích cho những ai có nhu cầu học
Link : Tại đây

Những  phần mềm  học chẩn đoán hình ảnh

1. PHẦN MỀM HỌC XQUANG
- Là thư viện có khoảng 1000 ảnh lâm sàng và Xquang.
Chương trình do BS Bảo Phi biên soạn gởi tặng các đồng nghiệp nhân dịp kỷ niệm 52 năm Ngày thầy thuốc Việt nam (27/02/1955 - 27/02/2007) 
Link tải: Tại đây
2. HỌC CT - MRI - Siêu Âm
Thực sự đây là một công cụ TUYỆT VỜI cho các bạn học Chẩn đoán hình ảnh.
Phần Mềm kết hợp hình ảnh CT, MRI, Siêu Âm, và mô phỏng 3D trên cùng một mặt phỏng thuận tiện cho việc so sánh, đối chiếu.
Gồm cả Sọ Não, Bụng, Ngực...
Hướng dẫn:
- Tải về và giải nén ra.
- Mở trực tiếp không cần cài đặt (Đây là dạng Flash, dùng phần mềm Adobe Flash Player để mở)
Link tải: Tại đây
3.PHẦN MỀM HỌC SIÊU ÂM Ô BỤNG
- Phần mềm thực hành siêu âm, hình ảnh minh họa đẹp
- Nhằm giúp các bạn học viên đang học tập chẩn đoán siêu âm ổ bụng tổng quát.
- Phần mềm này sẽ hướng dẫn bạn một cách cụ thể về những kĩ thuật trong siêu âm các tạng trong ổ bụng cùng với nhiều hình ảnh minh họa sâu sắc và các hình ảnh minh họa.
Link tải: Tại đây
Chúc  các bạn học tốt!
test lâm sàng mắt khóa 2014-2015 được 9,8
https://drive.google.com/file/d/0BzaBd1Ksf5LbTndMRDZWcDJKYWs/view
CÁCH SỬ DỤNG GLUCOCORTICOID TRONG ĐIỀU TRỊ
1. ĐẠI CƯƠNG
- Glucocorticoid (GC) là hormon của vỏ tuyến thượng thận, được sử dụng nhiều trên lâm sàng bằng nhiều đường khác
nhau: đƣờng tiêm, đƣờng uống, tại chỗ: khí dụng, xịt, hít, bôi ngoài da.
2. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC
a. Liều sử dụng
- Liều thấp: Liều GC tƣơng đƣơng 7,5 mg prednisone hàng ngày đƣợc gọi là liều thấp. Liệu pháp này thƣờng đƣợc dùng trong các bệnh mạn tính nhƣ viêm khớp dạng thấp, luput ban đỏ hệ thống giai đoạn ổn định ...
- Liều trung bình: Liều GC tƣơng đƣơng > 7,5 mg - < 30 mg
prednisone hàng ngày đƣợc gọi là liều trung bình, thƣờng có hiệu quả khi dùng điều trị khởi đầu trong các bệnh viêm khớp mạn tính, HPQ phụ thuộc corticoid …
- Liều cao: Liều hàng ngày của GC tƣơng đƣơng 30 - 100 mg
prednisone đƣợc gọi là liều cao. Liều này đƣợc sử dụng thành công trong điều trị các bệnh bán cấp, các đợt cấp không đe dọa tính mạng hoặc các biến chứng nội tạng của VKDT, đợt cấp LBĐHT...
- Liều rất cao: Liều hàng ngày tƣơng đƣơng >100 mg prednisone đƣợc coi là liều rất cao. Đƣợc sử dụng thành công trong điều trị khởi đầu các đợt cấp nặng hoặc đe doạ tính mạng.
- Liều pulse: Liều pulse là một liệu pháp điều trị tấn công với liều rất cao của GC, thƣờng liều tƣơng đƣơng ≥ 250 mg prednisone truyền tĩnh mạch nhanh một lần mỗi ngày trong thời gian ngắn từ 1- 5 ngày, sau đó có thể giảm ngay về liều thông thƣờng, các tác dụng có lợi thƣờng kéo dài trong vòng 6 tuần. Hai loại GC thƣờng đƣợc sử dụng trong liệu pháp pulse là methylprednisolon 500-1000 mg/ ngày hoặc dexamethasone 200mg/ ngày.
Thƣờng đƣợc sử dụng trên lâm sàng trong điều trị các đợt cấp nặng hoặc các biểu hiện nguy hiểm đe dọa tính mạng
b. Cách sử dụng
- Nên dùng glucocorticoid vào buổi sáng. Khi dùng liều cao (>50mg/ ngày) có thể chia 2/3 liều buổi sáng, 1/3 liều buổi chiều. Điều trị ngắn hạn < 15 ngày không cần giảm dần liều, điều trị dài hạn > 15 ngày cần giảm dần liều để tránh nguy cơ suy tuyến thƣợng thận.
- Đƣờng tiêm (methylprednisolon, dexamethason): Thƣờng đƣợc sử dụng trong điều trị tấn công: nhằm mục đích kiểm soát nhanh đợt cấp, tạo đáp ứng thuốc nhanh, đƣa lƣợng thuốc lớn trong thời gian ngắn, giảm tích lũy thuốc.
- Đƣờng uống: (hydrocortisone, prednison, prednisolon, betamethason, dexamethason). Thƣờng đƣợc dùng trong điều trị dài hạn.
- Đường tại chỗ:
Khí dung: (hydrocortison, budesonide) đƣợc dùng trong cơn HPQ cấp, viêm phế quản co thắt, khó thở thanh quản …..
Xịt và hít: (budesonide, fluticasone): Dùng trong dự phòng bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, HPQ...
c. Giảm liều glucocoticoid
- Sau điều trị tấn công 2-6 tuần, nếu đã kiểm soát bệnh trong nhiều tuần, cần giảm liều theo bậc thang, mỗi bậc là 1-2 tuần theo tỷ lệ % (~ 10% liều trƣớc đó) tới liều nhỏ nhất có thể kiểm soát bệnh (5-20 mg/ngày)
3. TÁC DỤNG PHỤ và KHẮC PHỤC
- Loãng xƣơng, hoại tử xƣơng, bệnh cơ. Dự phòng bằng bổ xung
calcium và vitamin D. Khi có loãng xƣơng (T-score cột sống thắt lƣng hoặc xƣơng đùi < 1,5) cần điều trị toàn thân bằng: risesdronate, etidronate, alendronate, bisphosphonate
- Có thể gây tích giữ nƣớc, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu. Khắc phụ bằng chế độ ăn: hạn chế muối, giảm kalo, giàu protitide, không đƣờng hấp thu nhanh.
- Mỏng da, teo da, ban xuất huyết và dễ bị bầm tím, hội chứng giả Cushing. Để khắc phụ nên hạn chế dùng kéo dài và giảm liều ngay khi có thể .
- Viêm dạ dày, loét, chảy máu dạ dày. Nên dùng corticoid sau ăn no để tránh các tác dụng không mong muốn trên đƣờng tiêu hóa.
- Làm tăng nguy cơ mắc các nhiễm khuẩn nặng. Khắc phục bằng cách giảm liều ngay khi có thể, kiểm soát nhiễm khuẩn.
- Có nguy cơ bị tăng đƣờng huyết trong quá trình sử dụng GC. Nên cân nhắc dùng corticoid ở ngƣời bệnh tiểu đƣờng không kiểm soát đƣợc đƣờng huyết.
- Có thể suy giảm chức năng trục dƣới đồi tuyến yên – tuyến thƣợng thận. Để khắc phục nên dùng corticoid vào buổi sáng 8h, điều trị ngắn ngày ở các ngƣời bệnh cấp tính, liều bolous đối với đợt cấp các bệnh hệ thống, hoặc dùng cách ngày.
- Kích thích, mất ngủ, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, đục thể thủy tinh, tăng nhãn áp. Khắc phục bằng giảm liều ngay khi có thể.
Ảnh của Chia Sẻ Ca Lâm Sàng.
CÁCH LẤY NƯỚC TIỂU 24H
1. Nguyên tắc:
- Dặn bệnh nhân phải lấy đủ nước tiểu trong 24h kể cả lúc đi đại tiện.
- Phải có hóa chất để giữ nước tiểu khỏi hỏng.
- Dụng cụ để tiến hành thủ thuật phải đủ, phải sạch.
- Phải lắc đều nước tiểu thu được (tổng cộng số lượng) trong 24 giờ rồi lấy vào bình đưa đến phòng xét nghiệm.

2. Tiến Hành
- Cho sẵn hóa chất giữ nước tiểu với một lượng tương đương với 1/2 lít nước tiểu rồi sau đó sẽ cho thêm dần theo số lượng nước tiểu tiếp.
- Nếu bắt đầu từ 9 giờ sáng thì cho bệnh nhân đi tiểu ra ngoài hố tiểu và từ bãi sau dặn bệnh nhân tiểu vào chai đã có chất giữ nước tiểu khỏi hỏng và đậy nắp chai lại.
- Dặn bệnh nhân thu cả nước tiểu lúc đi đại tiện và đổ vào chai cho đến 9 giờ sáng hôm sau (đủ 24 giờ) dặn bệnh nhân đi tiểu lần cuối cùng vào chai.
- Ghi số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ vào hồ sơ, phiếu theo dõi, phiếu xét nghiệm.
- Lắc đều tất cả số lượng nước tiểu thu được trong 24 giờ
- Sau khi lắc đều xong lấy 500ml cho vào bình thủy tinh vô khuẩn và ghi phiếu xét nghiệm: Họ và tên bệnh nhân, số giường buồng, tổng số lượng nước tiểu trong 24 giờ.
- Ðưa đến phòng xét nghiệm
- Thu dọn dụng cụ, rửa sạch và để vào nơi quy định.
3. Cách bảo quản
Thuốc bảo quản sẽ nhận tại phòng xét nghiệm.
Nguồn : Xét nghiệm Y khoa
Gửi tặng các bạn tài liệu.
Nguồn: Chia sẻ trực tuyến
Sử dụng Thuốc NSAIDs Trên Lâm Sàng (Bài HAY)
Hôm trước có bạn yêu cầu nên mình share công khai lên đây luôn.
Link tải: https://goo.gl/HkNFPK
Guidelines Hướng dẫn sử dụng Kháng Sinh mới 2015-2016 của Johns Hopkins.
Đây là tài liệu hướng dẫn sử dụng kháng sinh khá đầy đủ, ngắn gọn, tài liệu được update hàng năm của Johns Hopkins.
Link tải sách: https://goo.gl/6eKPri
CẬP NHẬT 2016 VỀ ĐỊNH NGHĨA NHIỄM TRÙNG HUYẾT & SỐC NHIỄM TRÙNG HUYẾT
Theo Hội nghị Đồng thuận Quốc tế lần 3 (Sepsis-3) - Bản Tiếng Việt
Nguồn: TS. BS. Lê Minh Khôi.
BM Hồi sức-Cấp cứu-Chống độc. Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
Link tài liệu: https://goo.gl/Lb3YLF
Học lâm sàng việc  làm bệnh án và làm  bệnh án  thành thạo  là một điều đương nhiên với  các bạn mới  bắt đầu đi lâm  sàng  cũng như một  số  bạn chuẩn bị  thi lâm sàng, xem lại mẫu bệnh án là một điều hết  sức cần thiết .Dưới  đây là một  số mẫu bệnh án hay gặp khi đi lâm sàng:
Mẫu  bệnh  án: tải tại đây
một số bệnh án cụ thể của chuyên khoa lẻ:
bệnh án  liệt nửa  người : tải tại đây
bệnh án  viêm gan: tải tại đây










ĐỀ CƯƠNG: TẢI TẠI ĐÂY








  1. bài giảng hen ở trẻ em -TS Thúy: tải tại đây
  2. bài giảng vàng da sơ sinh: tải tại đây
  3. bài giảng suy hô hấp sơ sinh: tải tại đây
  4. bệnh án  giao ban xuất huyết não: tải tại đây
  5. bệnh án giao ban viêm màng não mủ: tải tại đây
  6. bệnh án giao ban bạch cầu cấp: tải tại đây
  7. bệnh án  giao ban sơ sinh: tải tại đây
  8. bệnh án giao ban vàng da: tải tại đây
  9. các bệnh thi lâm sàng :tải tại đây
  10. test bộ môn nhi tập 1: tải tại đây
  11. test bộ môn nhi tập 2: tải tại đây
Gồm các  bài: ( sẽ cập nhật thêm, các bạn lưu ý bài CPOD và hen nhé, K phổi và giãn phế quản thi cũng ít thôi)

  1. COPD : Tải về
  2. K phổi: Tải về
Đây là  các văn bản liên quan đến kì thi tốt nghiệp cũng như bảo  vệ khóa luận y6 khóa  2009-2015
Các bạn y6 khóa  sau tham khảo trước
Tài liệu gồm các phần:

  1. Lịch thi/Bảo vệ ==> Nhằm giúp các bạn có thể xác định khoảng thời gian chủ động ôn thi, làm đề tài
  2. Điều kiện làm khóa luận: Các bạn nào được  6,9 nhớ lưu ý mục này, vì làm khóa luận điểm cao hơn là thi tốt nghiệp @@
  3. Mẫu đăng kí làm khóa luận
  4. Một số  quy định làm khóa luận
  5. Mẫu khóa luận
  6. Một số quy  định về thi tốt nghiệp
Link Dowload: Tại đây
Do tính chất nghiêm trọng của bệnh Thalassemia (còn gọi là tan máu bẩm sinh – TMBS) mà GS.TS. Nguyễn Anh Trí - Viện trưởng Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương, Chủ tịch hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam đã ví bệnh như “quả bom nguyên tử đã nổ ở Việt Nam”. Đặc biệt, để duy trì sự sống, bệnh nhân cần phải “nằm lòng” những nguyên tắc vàng trong việc tuân thủ phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ cũng như có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.


Tuân thủ phác đồ điều trị


Nghiên cứu mới nhất của Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương công bố, tỉ lệ điều trị đúng hẹn năm 2014 của bệnh nhân TMBS chỉ là 42%, việc tuân thủ điều trị này chỉ mang tính tương đối. Có nghĩa là có tới 58% bệnh nhân không tuân thủ điều trị. Điều này làm gia tăng số bệnh nhân Thalassemia bị loãng xương, xơ gan, suy tim… Đây chính là những rào cản lớn hòa nhập với cuộc sống thường ngày, thậm chí là hủy hoại cả mạng sống người bệnh.

  ThS.BS.Phạm Quý Trọng, nguyên giảng viên Bộ môn Huyết học – Đại học Y Dược TP.HCMcho biết: Truyền máu và thải sắt thường xuyên gần như là “chuyện thường ngày ở huyện” của bệnh nhân TMBS. Do biểu hiện của bệnh TMBS là thiếu máu, việc điều trị chủ yếu là truyền máu nhưng thực tế, nhiều gia đình và bản thân người bệnh chủ quan, cứ truyền máu xong là về. Trong khi đó, bên cạnh truyền máu, người bệnh cần được theo dõi và điều trị tình trạng thải sắt ứ đọng trong cơ thể. Nguyên nhân là do sau khi truyền 10-20 đơn vị máu, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện tình trạng thừa sắt. Khi lượng sắt quá tải (vượt 1000ng/ml), bệnh nhân sẽ có nguy cơ biến chứng nội tiết, tổn thương gan, biến chứng xương, tim mạch, biến dạng ngoại hình khiến người bệnh thiếu tự tin, ngại giao tiếp; người bệnh bị thiếu cân, thiếu máu nặng; tuổi thọ và chất lượng sống của người bệnh thấp.

“Vì vậy, cần phải tuân thủ theo phác đồ điều trị nghiêm ngặt từ bác sĩ để duy trì sự sống”, ThS.BS.Phạm Quý Trọng nhấn mạnh. Tuy nhiên, để việc điều trị bệnh có hiệu quả, người bệnh cần phải chọn những nơi điều trị bệnh có điều kiện phù hợp từ: đội ngũ bác sĩ, chuyên gia trong lĩnh vực, đến trang thiết bị y tế đầy đủ. Hiện, tại Việt Nam, một số cơ sở y tế chuyên khoa điều trị tốt bệnh TMBS có thể kể đến: Bệnh viện Bạch Mai, Viện huyết học truyền máu Trung ương (tại Hà Nội), Bệnh viện Truyền máu - Huyết học, Bệnh viện Chợ Rẫy (tại TP.HCM).

tan-mau-bam-sinh

Trẻ em Thalassemia gắn với việc truyền máu – thải sắt suốt đời
(Nguồn ảnh: Trương Ngọc Sơn)

Cần có chế độ dinh dưỡng hiệu quả

Phân tích từ ThS.BS.Phạm Quý Trọng cho thấy, TMBS là bệnh lý di truyền do sự thiếu hụt tổng hợp một chuỗi globin trong huyết sắt tố của hồng cầu. Thành phần chính của hồng cầu là huyết sắc tố, huyết sắc tố bình thường gồm hai chuỗi globin α và 2 chuỗi globin β với tỷ lệ 1/1. Khi thiếu hụt một trong hai chuỗi trên sẽ làm thiếu huyết sắc tố A, làm thay đổi đặc tính của hồng cầu, làm hồng cầu dễ vỡ, quá trình tan máu hay vỡ hồng cầu diễn ra liên tục trong suốt cuộc đời người bệnh. TMBS gây ra 2 hậu quả chính là thiếu máu mãn tính và ứ đọng sắt trong cơ thể.

Người bị TMBS có sức đề kháng kém hơn do phải đối phó với tình trạng oxy hóa sắt và tình trạng thiếu máu do vỡ hồng cầu. Vì thế, cần có một chế độ ăn giàu dinh dưỡng và cân bằng để bổ sung cho việc tạo hồng cầu mới và tăng cường sức đề kháng.

Theo lời khuyên từ các chuyên gia, trong quá trình điều trị, người mắc bệnh luôn phải tuân theo những nguyên tắc nhất định, đặc biệt là cần tránh xa những thức ăn có chứa nhiều sắt, cụ thể:

- Nhóm đạm: nên ăn những loại thịt ít sắt: gia cầm. Không chọn ăn các loại thịt nhiều sắt: thịt bò, gan, tim, tiết canh… Tăng cường uống sữa và các sản phẩm từ sữa. Không ăn nhiều lòng đỏ trứng gà.

- Nhóm đường bột: hạn chế các loại ngũ cốc sấy khô.

- Nhóm rau quả và trái cây: Không nên ăn các loại củ và trái cây phơi khô/sấy khô vì hàm lượng sắt cao.

- Một bữa ăn hiệu quả dành cho người mắc bệnh tan máu bẩm sinh sẽ cần có sự cân giữa các yếu tố “bữa ăn cân đối, đủ chất, ít chất sắt, nhiều canxi”, ThS.BS.Phạm Quý Trọng cho hay.

Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng lưu ý nhiều người thường có thói quen thấy thiếu máu là uống viên sắt. Tuy nhiên, đối với những đối tượng mắc bệnh TMBS cần hết sức cẩn thận, không uống thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ đồng thời tránh tạo sự tăng hấp thu máu ở đường ruột bằng các loại thức ăn có nhiều chất sắt như: lòng heo, gan, rau muống hoặc các loại có màu xanh đậm, các loại thực phẩm để khô, trái cây phơi khô hoặc thức ăn hữu cơ sấy khô lại. Riêng đối với trẻ em, cần khuyến khích ăn thêm những thực phẩm giàu đạm như: tôm, cá… để bù lại các thức ăn, yếu tố vi lượng hằng ngày của các cháu và tránh ăn sò huyết.

Nếu ghi nhớ những nguyên tắc vàng kể trên, những người mắc bệnh TMBS vẫn có thể duy trì được cuộc sống bình thường. Và mơ ước này cũng chính là mục đích của cả cộng đồng trong cuộc chiến lâu dài phòng chống căn bệnh nguy hiểm này. 


“Cần chú ý các bệnh nhi TMBS thường thiếu chất Sắt nên chậm phát triển về cả thể chất và tinh thần, nên các cháu cần được đưa đến khám bệnh tại bác sĩ khoa nhi hoặc dinh dưỡng để được tư vấn chế độ dinh dưỡng thích hợp cho từng đối tượng. Làm được điều đó, các cháu sau này sẽ không bị các chứng bệnh như là: loãng xương hoặc rối loạn về nội tiết hoặc chậm phát triển về tinh thần.
” - ThS.BS.Phạm Quý Trọng.





Nguồn do Hội tan máu bẩm sinh Việt Nam
Theo nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản TƯ và Đại học Y Hà Nội công bố năm 2015 cho thấy tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó khoảng 50% cặp vợ chồng dưới 30 tuổi.

 Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Đại học Y Hà Nội công bố năm 2015 cho thấy, tỷ lệ vô sinh tại Việt Nam là 7,7%, trong đó có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

Những con số biết nói
Nghiên cứu trên toàn quốc do Bệnh viện Phụ sản Trung ương và  Đại học Y Hà Nội tiến hành trên 14.300 cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ (15-49) ở 8 tỉnh đại diện cho 8 vùng sinh thái ở nước ta cũng xác định tỉ lệ vô sinh của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ là 7,7%, nghĩa là có từ 700.000 đến 1 triệu cặp vợ chồng vô sinh, trong đó vô sinh nguyên phát là 3,9% và vô sinh thứ phát là 3,8%. Đáng báo động có khoảng 50% cặp vợ chồng vô sinh có độ tuổi dưới 30.

Cũng theo một kết quả nghiên cứu của Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ vô sinh trên thế giới trung bình từ 6%-12%. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương là nơi có tỷ lệ sinh thấp nhất và tỷ lệ vô sinh cao nhất.

vo_sinh_2
Bác sỹ Lê Văn Hốt đang tư vấn cho một cặp vợ chồng hiếm muộn.

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây vô sinh ở nữ giới thường do các bệnh lý như: viêm nhiễm phụ khoa, các bệnh về vòi trứng, bệnh lý ở tử cung, rối loạn nội tiết tố, ảnh hưởng của việc dùng thuốc tránh thai, các loại thuốc giảm cân, thuốc kháng sinh v.v…

Về phía nam giới, người chồng có thể bị bất thường về chất và số lượng tinh trùng, thiếu hụt nội tiết, xuất tinh sớm hoặc ngược dòng, nghiện thuốc lá…

Trong khi đó, phụ nữ sẽ gặp phải những yếu tố bất lợi như: bị tổn thương vòi trứng, nhiễm trùng vùng chậu, quá độ tuổi sinh đẻ, nhất là sau tuổi 35, rối loạn rụng trứng, lạc nội mạc tử cung hoặc các khối u buồng trứng.

Ngoài những nguyên nhân trên, còn có những nguyên nhân thứ phát như nạo phá thai, đồ ăn có vấn đề, trong đó những người có quan hệ tình dục sớm, không biết giữ vệ sinh đều có nguy cơ vô sinh cao.

Bên cạnh đó, một số bệnh xã hội phổ biến như: Giang mai, bệnh lậu, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục… cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sản khoa của các giới.

Giải pháp
Bác sỹ Lê Văn Hốt, chuyên khoa nam học, Hà Nội cho rằng, tất cả các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ không sử dụng các biện pháp tránh thai mà không có thai trong vòng 12 tháng thì nên đến các cơ sở chuyên khoa về vô sinh, hiếm muộn để được khám và tư vấn.

Theo bác sỹ Hốt, thực trạng bệnh nhân 1 năm qua cho thấy những lo lắng thực sự của các cặp vợ chồng, nhất là vợ chồng trẻ, về khả năng vô sinh. Trong khi đó, các bệnh viện lớn chuyên về sinh sản tại Hà Nội, hay thành phố Hồ Chí Minh luôn trong tình trạng quá tải.

Chị Đỗ Thị Hoài T – Đông Anh, Hà Nội, bệnh nhân mắc chứng viêm lộ tuyến cổ tử cung, chia sẻ: “Gần 2 năm thuốc thang, chữa trị nhiều nơi mà bệnh tình vẫn tái phát. Giờ tôi cảm giác không khó chịu như trước nữa”.

Chị T cho biết thêm, theo hướng dẫn của bác sỹ, cứ 3 tháng thực hiện thăm khám phụ khoa định kỳ 1 lần, tình trạng bệnh tiến triển rất tốt. Hai vợ chồng chị đã lên kế hoạch sinh em bé thứ hai vào cuối năm nay.

Theo Báo Sức Khỏe Đời Sống
Đây là đề cương răng hàm mặt khóa 2009-2015 đại học y Hà Nội chia sẻ
các bạn khóa  sau xem có  dùng được không nhé
Link tải tại đây  Đề cương RHM

LINK TẢI ĐẦY ĐỦ:  Phần 1 Phần 2
Tài liệu môn Chăm sóc  sức khỏe sinh sản:  DOWLOAD CSSKSS
Tài liệu môn Chương trình y tế quốc  gia: DOWLOAD CTYTQG
Gồm  5 phần, tài liệu của các bạn  y 6 khóa 2009-2015 để lại
Các bài giảng: Phần 1 Phần 2 Phần 3 Phần 4  Phần 5
Các câu hỏi ôn tập






Bài giảng rối  loạn nhịp tim của bác sĩ  Phong giảng dạy y6 - y hà nội nhé
Là tài liệu cho y 6 nói  chung cũng như  các  bạn theo chuyên ngành tim mạch
DOWLOAD TẠI ĐÂY

Gửi các bạn bài ghi âm hôm đi học xử lý số liệu cho các bạn cần nghe lại
DOWLOAD

Dự bị

Tham gia:
3/5/15
Được thích:
Uptodate 21.2 là hệ thống kiến thức lâm sàng duy nhất trên thế giới liên kết với tất cả các nghiên cứu Y tế trên toàn cầu nhằm cải thiện việc chẩn đoán và chăm sóc bệnh nhân. Uptodate bao gồm hơn 9.000 chủ đề thuộc 19 chuyên ngành Y tế với hơn 100.000 trang văn bản và đồ họa, 328.000 tài liệu tham khảo Medline+ và cơ sở dữ liệu về thuốc.

A. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG:

- Đây là phiên bản dạng full Siterip, bao gồm tất cả các bài viết như bản đầy đủ. Không bao giờ lo hết hạn đăng ký.

- Chạy được trên bất cứ loại thiết bị nào hỗ trợ HTML Web/Wap, như PC, PocketPC, Android, iPhoneOS, SymbianOS, BlackberryOS, Amazon Kindle, ...

- KHÔNG CẦN PHẢI CÀI ĐẶT.

Tải file uptodate.zip bên dưới về, dùng phần mềm Winrar để giải nén để được thư mục Uptodate. Nếu dùng trên PC thì chỉ cần chạy file Uptodate.html để xem không cần cài đặt. Nếu chạy trên điện thoại thì chép nguyên cả thư mục giải nén được vào thẻ nhớ, tạo shortcut file Uptodate.html ra danh mục Program để sử dụng bình thường, bạn cũng có thể tạo Bookmark cho trình duyệt Opera Mobile, Opera Mini để dùng như duyệt offline.

- Ưu điểm là không cần phải cài đặt bẻ khóa lằng nhằng, dùng được cho mọi loại thiết bị, ai cũng có thể sử dụng được.
B. Sử dụng Uptodate 21.2 trên Ipad/Ipod touch/Iphone:

1. Bạn phải tải và cài đặt ứng dụng GoodReader hoặc Download lite lên iOS để nó có thể giải nén file rar/zip cho điện thoại của mình
2. Copy file Uptodate.zip vào Ipad/Iphone/Ipod touch bằng cách kéo thả nó vào phần Apps sử dụngiTuneshoặc dùng phần mềm iFunbox.
3. Từ thiết bị iOS sử dụng phần mềm Goodreader để Unzip tập tin Uptodate.zip.
4. Chạy file Uptodate.htm để mở UpToDate 21.2
5. Tạo một liên kết trên favorite bar của Safari. Lần sau muốn chạy Uptodate 21.2 bạn chỉ cần mở trình duyệt Safari trên iPhone/iPod Touch/iPad, vào Favorite Bar để gọi nó ra là được.
C. Trên thiết bị Android thì có nhiều cách, bạn có thể sử dụng một trình quản lý File thông dụng như Astro File Manager, dẫn đến file Uptodate.htm trong thư Mục Uptodate mà bạn đã chép vào thẻ nhớ, tạo Shortcut đến Home Screen là dùng bình thường, hoặc thông qua trình duyệt Opera Mini để tạo Bookmark.
Tương tự như thế trên các thiết bị PocketPC bạn cũng chỉ cần sử dụng một trình quản lý tập tin như Resco File Manager để tạo Shortcut file Uptodate.htm ra Home Screen là chạy như phần mềm, nên cài Opera Mobile làm mặc định để duyệt cho nhanh.
DOWLOAD 
Bộ bài giảng rất hay của thầy Hải, đặc biệt với các bạn mới đi nội thì nên tham khảo nhé