I. Biểu hiện lâm sàng của ý thức
- Thức tỉnh: tình trạng mở mắt tự nhiên, hoặc mở mắt khi đang ngủ mà có kích thích đánh thức cũng như có thể tự thức giấc.
- Thức tỉnh: tình trạng mở mắt tự nhiên, hoặc mở mắt khi đang ngủ mà có kích thích đánh thức cũng như có thể tự thức giấc.
- Đáp ứng: là các hoạt động có định hướng của cơ thể trả lời các kích thích từ bên ngoài. ví dụ: người đang ngủ sẽ mở mắt khi có kích thích...
- Nhận thức: khả năng hiểu các kích thích ngôn ngữ, nhận biết được các kích thích tri giác (các kích thích giác quan như âm thanh, hình ảnh... và kích thích cảm giác thân thể như đau, nóng, lạnh...).
- Nhận thức: khả năng hiểu các kích thích ngôn ngữ, nhận biết được các kích thích tri giác (các kích thích giác quan như âm thanh, hình ảnh... và kích thích cảm giác thân thể như đau, nóng, lạnh...).
II. Các tình trạng ý thức trên lâm sàng
Trên lâm sàng người ta chia ý thức thành các mức độ như sau:
- Tỉnh táo (normal walking state):
Là tình trạng ý thức cuả người bình thường, trong đó các chức năng thức tỉnh nhận thức và đáp ứng còn nguyên vẹn.
Trên lâm sàng người ta chia ý thức thành các mức độ như sau:
- Tỉnh táo (normal walking state):
Là tình trạng ý thức cuả người bình thường, trong đó các chức năng thức tỉnh nhận thức và đáp ứng còn nguyên vẹn.
- Ngủ gà (drowsy state hay somnolence):
Bệnh nhân luôn trong tình trạng buồn ngủ, ngái ngủ, giảm khả năng và thời gian thức tỉnh, khi gọi thì tỉnh dậy và nhận thức và đáp ứng đúng với các kích thích, nhưng sau đó lại ngủ ngay. Bệnh nhân cũng có thể tự tỉnh dậy được.
Bệnh nhân luôn trong tình trạng buồn ngủ, ngái ngủ, giảm khả năng và thời gian thức tỉnh, khi gọi thì tỉnh dậy và nhận thức và đáp ứng đúng với các kích thích, nhưng sau đó lại ngủ ngay. Bệnh nhân cũng có thể tự tỉnh dậy được.
- Lú lẫn (confused state):
Là tình trạng sững sờ, bệnh nhân mất khả năng nhận thức và định hướng về bản thân (quên tuổi, quên tên mình...) về thời gian (không nhận biết được thời gian trong ngày hoặc không nhận biêt được ngày tháng... ) và về môi trường xung quanh (không nhận biết được mình đang ở đâu, không nhận ra người thân...)
Là tình trạng sững sờ, bệnh nhân mất khả năng nhận thức và định hướng về bản thân (quên tuổi, quên tên mình...) về thời gian (không nhận biết được thời gian trong ngày hoặc không nhận biêt được ngày tháng... ) và về môi trường xung quanh (không nhận biết được mình đang ở đâu, không nhận ra người thân...)
- Hôn mê (coma):
Tình trạng bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng thức tỉnh, đáp ứng và chức năng nhận thức, bên cạnh đó còn có những rối loạn tim mạch hô hấp và thực vật kèm theo.
Tình trạng bệnh nhân mất hoàn toàn chức năng thức tỉnh, đáp ứng và chức năng nhận thức, bên cạnh đó còn có những rối loạn tim mạch hô hấp và thực vật kèm theo.
Các trạng thái lú lẫn, ngủ gà kể trên đuqợc gọi chung là giai đoạn tiền hôn mê.
III. Đánh giá mức độ rối loạn ý thức theo thang điểm Glasgow
Đánh giá mức độ hôn mê theo kết quả điểm Glasgow:
- 15 điểm: bình thường.
- 9-14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ.
- 6 đến 8 điểm: rối loạn ý thức nặng.
- 4 đến 5 điểm: hôn mê sâu
- 3 điểm: hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục
- 15 điểm: bình thường.
- 9-14 điểm: rối loạn ý thức nhẹ.
- 6 đến 8 điểm: rối loạn ý thức nặng.
- 4 đến 5 điểm: hôn mê sâu
- 3 điểm: hôn mê rất sâu, đe doạ không hồi phục
Nguồn: Sưu tầm
0 nhận xét:
Đăng nhận xét